• 0948.468.558
  • lienhe@crv.vn

Hỏi đáp luật sư

09/11/2020
13 views
Căn cứ để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Trường hợp nghỉ việc chăm sóc bà ngoại ốm có phải là căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không?

1. Luật sư tư vấn về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

Khi hợp đồng lao động phát sinh hiệu lực pháp lý, có nhiều yếu tố tác động dẫn đến hợp đồng không được thực hiện hết thời hạn đã thỏa thuận. Trong đó, các yếu tố tác động xoay quanh bản thân, gia đình người lao động diễn ra tương đối phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lao động còn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật lao động, nên tình trạng người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật ngày càng nhiều.

Vì vậy, để thực hiện đúng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật lao động hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn có thể liên hệ đến Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ về mặt pháp lý, góp phần giảm thiểu tranh chấp lao động phát sinh cũng như bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để bảo vệ quyền lợi của mình.

2. Tư vấn quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

Câu hỏi: Thưa luật sư, em có điều thắc mắc mong luật sư bỏ chút xíu thời gian tư vấn cho em được rõ ạ em cảm ơn luật sư trước ạ.

Thưa luật sư em nay 26 tuổi có làm ở một công ty may được vài tháng là đến Tết, về quê ăn Tết xong đột xuất bà ngoại bệnh gia cảnh nhà em thì không có ai, mẹ em thì ở Sài Gòn có gia đình riêng có con đang học ở Sài Gòn, nên em buộc phải ở ngoài quê lo cho ngoại không thể tiếp tục công việc, nên em có thu xếp vào Sài Gòn để xin công ty cho em lá đơn xin thôi việc đơn phương vì nhà có người bệnh. Nhưng mà công ty đó nói là cuối năm trước khi nghỉ Tết công ty có đưa ra 1 quy định là đầu năm sẽ không phát đơn thôi việc cho đến đầu tháng 3 dương lịch sẽ thì mới phát, lúc đó em biết vậy cũng cố gắng năn nỉ để được lá đơn nhưng mà họ nhất quyết không cho còn nói đó là quy định của công ty. Em không năn nỉ được, ngoại em thì quê lúc đầu định là vào 2 ngày rồi về với ngoại em xin đơn không được phần lo bà ngoại nữa nên em về luôn. Và em cũng có tìm hiểu về như thế cũng có nghĩa là tự nghỉ việc mà xin đơn thì không cho, em cũng có gọi điện cho công ty đó hỏi phải làm sao để có thể chốt bảo hiểm cho em thì họ nói là em phải bồi thường hợp đồng 45 ngày trong khi hợp đồng của em là hợp đồng xác định thời hạn. Họ nói rằng là nếu lâu quá em không đến chuộc thì họ sẽ trả về cho trung tâm bảo hiểm. Em muốn hỏi luật sư là nếu họ trả về trung tâm bảo hiểm như vậy thì hồ sơ bảo hiểm của em sẽ được xử lý như thế nào? Em có phải bồi thường không? Em xin hết mong luật sư bỏ chút thời gian giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay bạn đang muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn với lý do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, giữa bạn và công ty có phát sinh tranh chấp về các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy, trường hợp của bạn sẽ xoay quanh các vấn đề pháp lý sau đây:

2.1. Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

...

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

...

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Theo đó, căn cứ bản thân hoặc gia đình người lao động có hoàn cảnh khó khăn được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

“2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nghỉ việc để chăm sóc bà ngoại bệnh không phải là một trong các căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời, pháp luật không có quy định cụ thể về việc khi làm thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, công ty phải có nghĩa vụ phát đơn xin nghỉ việc cho người lao động.

Trong trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (Không có căn cứ hoặc không đảm bảo thời gian báo trước theo quy định nêu trên) thì công ty có thể yêu cầu bạn bồi thường theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012:

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Do đó, để nghỉ việc đúng pháp luật và không phải bồi thường cho công ty, bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc chấm dứt hợp đồng lao động.

2.2. Liên quan đến vấn đề xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:

Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy, dù bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì công ty vẫn phải có trách nhiệm chốt (xác nhận) và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Trường hợp công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội do bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn có quyền yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu công ty trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

Tuy nhiên, nếu sau khi bạn nghỉ việc, công ty đã xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho bạn nhưng bạn không đến công ty để nhận sổ bảo hiểm xã hội thì sau 12 tháng công ty có thể chuyển sổ bảo hiểm xã hội của bạn cho cơ quan bảo hiểm xã hội đục lỗ và lưu giữ. Theo đó, khi bạn đề nghị nhận sổ bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm thực hiện in Phiếu đối chiếu quá trình đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội mới để trả cho bạn.

Xem câu trả lời
09/11/2020
19 views
Luật sư tư vấn về vấn đề hưởng chế độ bảo hiểm của người lao động khi công ty đóng sai bảo hiểm xã hội dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng.

1. Luật sư tư vấn liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội bắt buộc – chế độ bảo hiểm khi phát sinh quan hệ giao kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây là một chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà trong quan hệ lao động cả người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm tham gia. Chế độ này sẽ đảm bảo được quyền lợi về chế độ bảo hiểm y tế, chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất của người lao động…. Do vậy, bên cạnh vấn đề giao kết hợp đồng lao động thì chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đang là một trong các vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người lao động và người sử dụng lao động.

Bên cạnh vấn đề về mức đóng bảo hiểm, các chế độ cụ thể được chi trả trong từng trường hợp thì người lao động hiện nay cũng đang quan tâm rất nhiều đến vấn đề giải quyết trong các trường hợp thông tin đóng bảo hiểm trên sổ bảo hiểm bị sai sót. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với vấn đề điểu chỉnh các thông tin sai sót cụ thể như thế nào? Khi điều chỉnh lại thì quyền lợi của mình đối với các chế độ có còn được bảo đảm hay không?

Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến các chế độ bảo hiểm xã hội không chỉ được quy định duy nhất trong Luật bảo hiểm xã hội mà còn được quy định trong nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau và có sự thay đổi trong từng thời kỳ dẫn đến nhiều trường hợp việc áp dụng quy định để giải quyết chưa phù hợp với tình huống thực tế.

Ngoài ra, để có thêm kiến thức về bảo hiểm xã hội quý khách hàng có thể tham khảo nội dung Công ty Luật Minh Gia tư vấn dưới đây.

2. Tư vấn trường hợp công ty đóng sai BHXH cho người lao động

Nội dung tư vấn: Vào tháng 12 năm 2017 do lý do cá nhân nên em xin nghỉ làm. Tới tháng 2 công ty mới trả sổ bhxh cho em. Lúc đó em phát hiện công ty đóng thiếu 2 tháng bảo hiệm xã hôi nên có lên công ty trình bày và yêu cầu xem lại 2 tháng đóng thiếu. Thì công ty kêu lên làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp rồi quay lại đưa hồ sơ cho công ty. Sau khi làm xong thì em hưởng thất nghiêp vào tháng 3,4,5 năm 2018 (hàng tháng em điều lên báo cáo). Đến nay thì bên bảo hiểm gọi cho em là tại sao tháng 4, tháng 5 có đóng bảo hiểm tại sao vẫn nhận bảo hiểm thất nghiệp. Khi em lên công ty cũ hỏi sự việc này thì em mới biết là công ty đóng bù bảo hiểm cho em 2 tháng là tháng 4, 5 năm 2018. Trong khi em nghỉ từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2019 em mới đi làm lại. Vậy cho em hỏi giờ bảo hiểm truy xuất lại thì trách nhiệm thuộc về ai. Và hướng xử lý như thế nào? Nếu như chi trả lại 2 tháng thất nghiệp đã hưởng trước đây. Thì 2 tháng này em có được bảo lưu cho lần nhận tiếp theo không ạ. Em xin chân thành cám ơn sự phản hồi của Luật sư. Em hy vọng sẽ nhận được giải đáp sớm.Trân trọng cám ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi lời đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Tại Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như sau:

“1. Các trường hợp truy thu

1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng”.

Theo đó, nếu công ty đóng thiếu tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động và đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội trong tháng nào thì công ty có trách nhiệm liên hệ với cơ quan bảo hiểm để nộp lại khoảng thời gian đóng thiếu.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty đóng thiếu 2 tháng bảo hiểm cho bạn thì công ty sẽ phải đóng bổ sung 2 tháng đó cho bạn (đóng thời gian đóng thiếu  từ năm 2017 trở về trước), tuy nhiên công ty lại đóng bổ sung vào tháng 4, tháng 5 năm 2018 (thời gian mà bạn không còn giao kết hợp đồng lao động) là không phù hợp. Vì vậy, trong trường hợp này vẫn có căn cứ để bạn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Để giải quyết đối với trường hợp này, bạn có thể liên hệ với công ty cũ yêu cầu công ty làm Công văn giải trình gửi lên cơ quan bảo hiểm để giải quyết lại 2 tháng công ty đóng sai bảo hiểm cho bạn.

Xem câu trả lời
09/11/2020
19 views
Trong trường hợp người thừa kế đã ký văn bản từ chối nhận di sản thừa kế thì sau này có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế không? Nếu di sản đã bán thì người thừa kế có thể đòi lại phần di sản của mình không?

1. Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế

Việc vận dụng các quy định của pháp luật về vấn đề thừa kế và thỏa thuận từ chối phân chia di sản thừa kế hiện nay còn nhiều vướng mắc, lúng túng. Dẫn tới việc người dân không tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, nếu phát sinh các tranh chấp liên quan đến vấn đề thỏa thuận từ chối nhận di sản thừa kế hoặc nhận chuyển nhượng tài sản mà người thừa kế đã từ chối hưởng thì bạn cần phải tham khảo các quy định của pháp luật dân sự hoặc tham khảo ý kiến của luật sư riêng. Trong trường hợp không có điều kiện và thời gian nghiên cứu quy định hoặc không có luật sư riêng, bạn có thể liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và đưa ra phương án cụ thể, giúp bạn bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để giải quyết vụ việc của mình.

2. Tư vấn pháp luật liên quan đến từ chối nhận di sản thừa kế

Câu hỏi: Xin chào luật sư, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp sau: Năm 2018, Tôi có mua 1 mảnh đất, mảnh đất được ông T di chúc lại (ông T mất năm 2003). Tôi có làm thủ tục sang tên đúng với quy định của pháp luật và tôi cũng đã đứng tên Sổ Hồng đối với mảnh đất này.

Tất cả các con của hai ông bà cũng đã ký tên vào đơn Khước Từ Tài Sản Thừa Kế (tất cả ký tên và công chứng ở Ủy Ban Huyện). Năm 2019, con trai thứ của hai ông bà kiện tôi và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi đới với mảnh đất đó, yêu cầu chia tài sản thừa kế 1 phần của mảnh đất đó với giá trị là 300 triệu.

Như vậy, trong trường hợp này thì tôi nên giải quyết thế nào? Kiện tôi như vậy có hợp pháp hay không trong khi ông này cũng đã ký vào đơn Khước Từ Tài Sản Thừa Kế đã được chứng thực bởi những người có thẩm quyền ở Ủy Ban Huyện? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin bạn cung cấp, ông T mất năm 2003 nhưng đến năm 2018 bạn thực hiện thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông T và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện nay bạn được xác định là người sử dụng đất hợp pháp. Vì vậy, để có thể khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bạn, những người thừa kế của ông T cần phải có bằng chứng chứng minh giấy chứng nhận được cấp cho bạn không đúng đối tượng sử dụng đất.

Tuy nhiên, thông tin bạn đưa ra cho thấy trong quá trình nhận chuyển nhượng đất, những người thừa kế của ông T (trong đó có người con thứ hai) đồng ý ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 620. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu người con thứ hai của ông T đã ký vào văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; đồng thời, bạn đã thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phù hợp theo quy định của pháp luật thì bạn được xác định là người sử dụng đất hợp pháp. Theo đó, không có căn cứ để thực hiện phân chia di sản thừa kế cho người con thứ hai của ông T.

Lưu ý: Dữ liệu bạn đưa ra không thể hiện rõ thông tin mảnh đất, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế... Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc thể kết nối tổng đài để chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

Xem câu trả lời
10/07/2020
27 views

Tranh chấp giữa các thành viên công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản thuộc tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đối với trường hợp bạn hỏi thuộc trường hợp khoản 3 điều  30 Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định Tòa án nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại.

Bạn có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, khi nộp đơn kèm theo hợp đồng góp vốn và những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.

Xem câu trả lời
10/07/2020
18 views

Câu trả lời mang tính tham khảo:
Tại Điều 48 Nghị định 59/2011/NĐ-CP quy định về chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Điều 48. Chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
2. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần ưu đãi theo quy định sau:
a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại doanh nghiệp được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Đại hội công nhân viên chức của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
b) Giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được xác định là giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước).
c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần ưu đãi theo một mức xác định tại điểm a khoản 2 Điều này.
d) Số cổ phiếu ưu đãi người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông sau khi kết thúc thời gian cam kết.
Trường hợp công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu dẫn tới người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ Luật Lao động  trước thời hạn đã cam kết thì số cổ phần đã được mua thêm sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần này thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn đã cam kết thì phải bán lại cho công ty cổ phần toàn bộ số cổ phần đã được mua thêm với giá sát với giá giao dịch trên thị trường nhưng không vượt quá giá đã được mua tại thời điểm cổ phần hóa…
Theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động có nhu cầu bán lại cho doanh nghiệp số cổ phần ưu đãi mua thêm để có tiền khắc phục cơn bão số 12 (không phải do công ty cổ phần thực hiện tái cơ cấu) thì công ty cổ phần có trách nhiệm mua lại với giá sát với giá giao dịch trên thị trường.
Trường hợp công ty cổ phần là công ty đại chúng, không có đủ điều kiện theo quy định để mua lại cổ phần trong vốn điều lệ của công ty do cổ đông bán lại cho công ty theo quy định của pháp luật về chứng khoán đề nghị công ty cổ phần báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước để được hướng dẫn xử lý./.

Xem câu trả lời